Hợp tác xã là loại hình kinh doanh tương đối phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp và vận tải. Vậy để hiểu rõ hơn về mô hình HTX, thủ tục thành lập hợp tác xã, hồ sơ, điều kiện của hợp tác xã.  Sau đây, Legal C xin tư vấn quy định về thủ tục thành lập hợp tác xã, hồ sơ và điều kiện để đăng ký hợp tác xã. Dịch vụ đăng ký hợp tác xã trọn gói bao gồm tư vấn các điều kiện thành lập hợp tác xã; Soạn thảo hồ sơ thành lập hợp tác xã; Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập hợp tác xã.

I. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỢP TÁC XÃ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ.

1. Hợp tác xã là gì ?

Theo Luật HTX 2012, Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã  được Liên minh quốc tế hợp tác xã định nghĩa là “một hiệp hội tự trị của những người đàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ”.

Trên thực tế thường phổ biến 2 loại hình là hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã vận tải.

    Dự án luật hợp tác xã mới nhất 2022 (sửa đổi) sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng hơn và hoàn thiện quy định về huy động, phát triển thành viên, loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường, từ đó, xây dựng hệ sinh thái các tổ chức kinh tế hợp tác mạnh…

2. Hợp tác xã có được sử dụng con dấu và chữ ký số không ? 

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân nên được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình theo Điều 8 Nghị định 99/2016/NĐ-CP Nghị định về quản lí và sử dụng con dấu. Hợp tác xã được quyền quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin về tên, mã số hợp tác xã.

Điều 5 Nghị định 99/2016 quy định rõ về điều kiện sử dụng con dấu: Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. Tổ chức kinh tế quy định tại Nghị định này là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã. Tuy nhiên Khoản 4 Điều 4 quy định: “Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.”, Hợp tác xã tự quyết định việc có hay không sử dụng con dấu, nhưng hình thức phải đảm bảo là hình tròn và mực đỏ.

  Trước khi sử dụng, hợp tác xã có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hợp tác xã chủ động xây dựng công tác quản lý, sử dụng con dấu và con dấu cũng như các tài liệu quan trọng, hồ sơ pháp nhân của hợp tác xã phải được lưu tại trụ sở chính của hợp tác xã.

Hợp tác xã có quyền mua chữ ký số để tiến hành giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý thuế 2019.

3. Hóa đơn của hợp tác xã.

Hợp tác xã được xuất hóa đơn GTGT và đặt mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại  điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Hồ sơ, thủ tục mua hóa đơn gồm:

Văn bản cam kết ( Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền – ( 02 bản)

Đơn đề nghị mua hóa đơn ( Mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) – (02 bản).

Chứng minh thư nhân dân của người đứng tên trong đơn Trường hợp người đứng tên trong đơn ủy quyền cho nhân viên cấp dưới đi mua hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật và chứng minh thư nhân dân của người được ủy quyền.

Bản chứng thực Giấy phép đăng ký kinh doanh.

4. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Hợp tác xã.

4.1. Ưu điểm:

Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, không phân biệt phần vốn góp vào ít hay nhiều mà thành viên vẫn bình đẳng trong việc biểu quyết, quyết định. Vì thế nên mô hình HTX thu hút được rất nhiều thành viên tham gia. Tạo điều kiện cho các cá thể riêng lẻ phát triển trong việc sản xuất, kinh doanh. Mô hình này thể hiện tính xã hội cao. Việc quản lý hợp tác xã thực hiện trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng nên mọi xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của hợp tác xã không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.

Ngoài ra,Hợp tác xã là một pháp nhân có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình, các thành viên trong hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào hợp tác xã. Do vậy, các xã viên có thể yêu tâm cùng đầu tư, sản xuất, kinh doanh khi tham gia hợp tác xã, tránh được tâm lý lo lắng khi có rủi ro xảy ra. thành viên khi góp vốn vào hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm tài sản theo phần vốn đã góp (trách nhiệm hữu hạn), giúp các thành viên yên tâm sản xuất, đầu tư, tránh tâm lý rủi ro.

4.2. Nhược điểm:

Cũng chính nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong biểu quyết, quyết định nên HTX thường không thu hút lượng vốn góp lớn từ thành viên, vì số lượng vốn góp sẽ không tỉ lệ thuận với quyền lợi mà họ có được.

Nguồn vốn chủ yếu của HTX là vốn góp từ thành viên và một khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mà như phân tích ở trên thì thành viên thường sẽ góp không nhiều vốn. Vậy nên việc huy động vốn của HTX sẽ không được “dễ dàng”.

Vì số lượng thành viên đông đảo nên khó khăn trong công tác quản lí.

II. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP HỢP TÁC XÃ THẾ NÀO ?

1. Điều kiện thành lập Hợp tác xã.

Ngoài điều kiện về số lượng thành viên (ít nhất 07 thành viên) tự nguyện thành lập và hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh thì còn một số những điều kiện khác như:

Điều kiện để trở thành thành viên của Hợp tác xã. Điều kiện này đã được quy định tại Điều 13 Luật HTX 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã.

Điều kiện về Trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh được quy định tại Điều 26, Điều 27 Luật HTX 2012.

2. Trình tự thủ tục thành lập hợp tác xã.

2.1. Soạn thảo hồ sơ thành lập HTX gồm:
  • Giấy Đề nghị đăng ký HTX;
  • Điều lệ của HTX;
  • Phương án sản xuất, kinh doanh;
  • Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Nghị quyết hội nghị thành lập HTX.

2.2. Nộp hồ sơ thủ tục thành lập hợp tác xã:

Nộp hồ sơ đăng ký thành lập HTX tại UBND cấp Huyện, nơi HTX dự định đặt trụ sở. Lệ phí: 100.000đ

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã nếu hồ sơ đạt đủ điều kiện.

Legal C là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đăng ký thành lập HTX.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn

Chia sẻ bài viết:
Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *