Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi (TACN) là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến. TACN  bao gồm: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống. TACN có thể được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu. Luật chăn nuôi đã có quy định hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Dưới đây là nội dung hướng dẫn chi tiết của Legal C.

Mục lục bài viết

I- CÁC TRƯỜNG HỢP THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Trên thực tế, các đơn vị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau. Có thể liệt kê một số trường hợp nhập khẩu điển hình như:

  • Nhập khẩu TACN nhằm mục đích để kinh doanh, lưu hành tại thị trường trong nước;
  • Nhập khẩu TACN để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
  • Nhập khẩu TACN nuôi thích nghi, nghiên cứu;
  • Nhập khẩu TACN làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Nhập khẩu TACN để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

Với mỗi một trường hợp nhập khẩu, pháp luật sẽ quy định các điều kiện cụ thể và các thủ tục cần làm.

1- Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích để kinh doanh, lưu hành tại thị trường trong nước.

Trong trường hợp này, Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu TACN khi TACN đó đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tùy thuộc vào từng loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu mà thủ tục công bố thông tin quy định sẽ khác nhau. Nếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thì cần thực hiện thủ tục công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Nếu là thức ăn bổ sung thì cần làm thủ tục công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã công bố thông tin
Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã công bố thông tin

Lưu ý, cần xác định chính xác chủng loại TACN để từ đó xác định chính xác thủ tục cần làm:

Điều 2 Luật chăn nuôi (Luật số: 32/2018/QH14) đã có giải thích cụ thể về khái niệm từng loại TACN như sau:

“Trích các khoản 26,27,28,29 Điều 2 Luật chăn nuôi:

  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
  • Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
  • Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
  • Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.

2- Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

Trường hợp nhập khẩu TACN chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN & PTNT để:

  • Giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
  • Nuôi thích nghi, nghiên cứu;
  • Làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
  • Để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu .

Những trường hợp này cần phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Để được cấp phép, cần làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin sản phẩm trên cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT

Kết quả sau khi thực hiện thủ tục sẽ là văn bản cho phép nhập khẩu của Cục trưởng cục chăn nuôi.

II- ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Luật chăn nuôi quy định một số điều kiện khi nhập khẩu TACN như sau:

  • Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật Chăn nuôi.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
  • Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều kiện này được đặt ra khi nhập khẩu TACN nhằm mục đích thương mại. Còn trong trường hợp nhập khẩu TACN để triển lãm, nghiên cứu, phân tích hoặc làm nguyên liệu sản xuất gia công xuất khẩu thì sẽ làm thủ tục nhập khẩu TACN chưa công bố thông tin.

III- HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI.

Dù nhập khẩu TACN với mục đích gì thì trong mọi trường hợp đều phải chuẩn bị hồ sơ. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ trong từng trường hợp cụ thể.

1- Hồ sơ nhập khẩu TACN ( đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin )

Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan; 

  • Hợp đồng thương mại (contract);

  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list);

  • Hóa đơn thương mại (Invoice);

  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có);

  • Vận đơn (Bill of lading) ;

  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng;

  • Hồ sơ công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi;

  • Hồ sơ kiểm dịch ;

  • Các chứng từ khác (Nếu có).

Trích quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 đã được sửa đổi bổ sung một số điều tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018

2- Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ( đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin )

Thành phần hồ sơ bao gồm:

2.1- Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:

– Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

2.2- Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:

– Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

2.3- Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm.

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

– Văn bản thỏa thuận giữa công ty xuất khẩu TACN và công ty nhập khẩu TACN về việc nhập mẫu nhằm mục đích phân tích;

– Hợp đồng phân tích mẫu với phòng phân tích trong nước

IV- DỊCH VỤ THỰC HIỆN THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRỌN GÓI CỦA CHÚNG TÔI.

Ở phần trên, chúng tôi đã tư vấn, hướng dẫn khách hàng về các quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Các đơn vị nhập khẩu TACN có thể tham khảo hướng dẫn để tự mình triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì cần hỗ trợ, hãy gọi chúng tôi để được tư vấn.

Chủng loại, danh mục TACN rất đa dạng. Các trường hợp nhập khẩu TACN cũng có sự khác nhau. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm; Nhập khẩu thức ăn cho chó mèo, cá, tôm, thủy sản….

Nhập khẩu TACN trong trường hợp sản phẩm đã công bố thông tin và chưa công bố thông tin.

Thực tiễn cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục như: Quy định pháp luật còn chồng chéo, Thời gian thực hiện thủ tục kéo dài…Trong khi nhu cầu của thị trường cần đáp ứng nhanh, chặc chẽ, đầy đủ thủ tục pháp lý.

Chúng tôi, với nhiều năm kinh nghiệp thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Trong những năm qua, chúng tôi đã nhận và thực hiện thành công rất nhiều trường hợp nhập khẩu TACN. Dịch vụ của Legal cung cấp trọn gói bao gồm các công đoạn:

  • Tư vấn quy định pháp luật;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết;
  • Soạn thảo hồ sơ;
  • Đại diện nộp hồ sơ;
  • Nhận kết quả bàn giao.                                                             

Hãy gọi chúng tôi nếu các bạn đang có nhu cầu được tư vấn và sử dụng dịch vụ  làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Trân trọng!

Chia sẻ bài viết:
Similar Posts