Bộ luật lao động năm 2019 do Quốc Hội ban hành. Cùng với đó là rất nhiều các Nghị định, thông tư có liên quan. Liên quan đến lao động nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Nghị định này quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2021. Hãy cùng Legal C tìm hiểu về Nghị định 152 về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 152/2020/NĐ-CP VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
Đối tượng áp dụng được quy định tại điều 2 nghị định này, bao gồm:
- Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam. Theo các hình thức nhất định như: Thực hiện hợp đồng lao động; Tình nguyện viên; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; …
- Người sử dụng người lao động nước ngoài như: Doanh nghiệp; nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập; Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;…
- Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, như: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống LHQ, các tổ chức khu vực, tiểu khu vực; Văn phòng thường trú cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài; …
- Cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Tổ chức dịch vụ việc làm và doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Liên quan đến tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

II- MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN TRONG NGHỊ ĐỊNH 152 VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI.
2.1. Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Theo quy định của Nghị định 152 về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Ngoài các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019. NLĐ nước ngoài thuộc các trường hợp tại điều 7 Nghị định này sẽ không thuộc diện được cấp giấy phép lao động. Một số trường hợp bao gồm:
- Là chủ sở hữu. Hoặc thành viên góp vốn của CTTNHH có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Là Chủ tịch HĐQT hoặc thành viên HĐQT của CTCP có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Di chuyển trong nội bộ DN thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức TMTG.
- Được BNG cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc LHQ;…
- Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
2.2. Thủ tục cấp giấy phép lao động theo Nghị định 152 về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Điều 9 quy định về các loại giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục xin làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Điều 11 quy định về trình tự cấp giấy phép lao động.
Về thời hạn của giấy phép lao động. Theo quy định của nghị định, thời hạn này sẽ không quá 02 năm. Điều 10 quy định chi tiết về các trường hợp của thời hạn giấy phép lao động.

2.3. Cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động.
a. Cấp lại giấy phép lao động.
Điều 12 quy định về các trường hợp cấp lại giấy phép lao động, gồm: Khi giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị mất. Khi giấy phép lao động còn thời hạn nhưng bị hỏng. Khi người lao động thay đổi họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
b. Gia hạn giấy phép lao động.
Để được gia hạn giấy phép lao động. Người lao động cần đảm bảo các điều kiện được quy định tại điều 16 Nghị định 152 về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, gồm:
“1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.
3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.”

c. Thu hồi giấy phép lao động.
Theo quy định tại điều 20. Giấy phép lao động sẽ bị thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
“1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
III- TẢI VỀ NGHỊ ĐỊNH 152 VỀ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG (152/2020/NĐ-CP)
Để xem thêm các quy định của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, quý khách tải về tại đây:
Tải về Nghị định 152/2020/NĐ-CP File Word
Tải về Nghị định 152/2020/NĐ-CP File PDF
Khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với Legal C nếu có bất kì thắc mắc nào. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin khách hàng 24/7.
Lưu ý thêm: Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. Nội dung của Nghị định 70 về lao động nước ngoài quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.