Dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Legal C là đơn vị cung cấp Dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm gần 10 năm thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp (VSATTP). Chúng tôi đã đại diện nộp hồ sơ và lệ Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho hơn 3000 khách hàng.

Bạn đang là các công ty ? Bạn đang là các hộ kinh doanh cá thể ? Cơ sở của bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc sản xuất, kinh doanh thực phẩm ? Hãy liên hệ ngay với Legal C để được tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói. Nhưng trước tiên, hãy xem nội dung chi tiết bài viết dưới đây của chúng tôi. Bài viết sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều nội dung liên quan hữu ích.

Mục lục bài viết

I- DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ XIN LÀM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM HIỆN NAY

Theo quy định của pháp luật thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các nhà hàng quán ăn, bếp ăn tập thể, căng tin…đều phải chấp hành nghiêm các quy định về VSATTP. Bởi vì, vấn đề ATTP ảnh hưởng tực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Nhà nước đã quy định sản xuất kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được phép hoạt động, cơ sở phải ký cam kết an toàn thực phẩm hoặc thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp (VSATTP)..

Tuy nhiên, phần lớn các chủ cơ sở đều không có đủ điều kiện để tìm hiểu quy định pháp luật. Họ có thể cũng không có thời gian để trực tiếp thực hiện thủ tục. Lúc này họ thường tìm đến các đơn vị cung cấp Dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

1. Dịch vụ tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói được cung cấp bởi các đơn vị tư vấn, các công ty luật.

Có cầu thì sẽ có cung. Hiện nay có rất nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các đơn vị này thường là các công ty tư vấn. Cũng có thể là các công ty luật hoặc các văn phòng luật sư. 

Các đơn vị tư vấn đại diện nộp hồ sơ và lệ Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho khách hàng.

Các đơn vị tư vấn là những công ty tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Như đã nói ở trên thì sản xuất, kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Các công ty tư vấn nắm rõ quy định của pháp luật để hướng dẫn khách hàng thực hiện. Điều kiện cần đáp ứng đó là phải được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm  hoặc thực hiện việc ký mẫu bản cam kết an toàn thực phẩm.

Các công ty tư vấn thường là các đơn vị chuyên tư vấn về doanh nghiệp. Họ thường cung cấp các dịch vụ chủ yếu như: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ xin các loại giấy phép con nói chung và dịch vụ làm giấy VSATTP nói riêng.

Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, các công ty làm dịch vụ có thể thực hiện một hoặc toàn bộ các công đoạn như: tư vấn quy định pháp luật; hướng dẫn chuẩn bị cơ sở vật chất; Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cấp phép ATTP; Nộp hồ sơ và lệ Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm hoặc tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói

Các công ty luật, văn phòng luật thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp (VSATTP) cho khách hàng.

Các công ty luật hoặc các văn phòng luật gọi chung là các tổ chức hành nghề luật sư. Lĩnh vực hoạt động của luật sư thường bao gồm: Luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng.

Tư vấn làm giấy phép ATTP thuộc lĩnh vực hoạt động của luật sư tư vấn. Hình thức cung cấp và thực hiện dịch vụ cơ bản cũng giống các đơn vị tư vấn.

2. Một số lưu ý khi tìm kiếm và sử dụng Dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín
Dịch vụ làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín

Mục đích chung của khách hàng khi tìm dịch vụ đó là bỏ chi phí thuê dịch vụ để thủ tục, công việc được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy việc tìm được, tìm đúng một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, uy tín là vô cùng quan trọng. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực chứng nhận ATTP, chúng tôi xin hướng dẫn khách hàng cách nhận biết một đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm uy tín thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Có khả năng tư vấn, giải đáp ngay lập tức tất cả những câu hỏi, những băn khoăn vướng mắc của khách hàng khi trao đổi qua điện thoại.

  • Có thể gửi ngay file tư vấn và báo Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm  khi khách hàng yêu cầu.

  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp một lần toàn bộ thông tin, hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị.

  • Đánh giá khả năng cơ sở có được cấp phép ATVATP hay không sau khi khảo sát cơ sở.

  • Báo giá dịch vụ rõ ràng từng khoản chi tiết, trọn gói và không phát sinh.

  • Làm hợp đồng dịch vụ và sẵn sàng cam kết về chất lượng dịch vụ.

II- PHÍ CẤP GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỢC QUY ĐỊNH THẾ NÀO ?

Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm

Vấn đề chi phí cũng vô cùng quan trọng. Chủ cơ sở cần nắm được các khoản chi phí cần phải chi trong khi thực hiện thủ tục làm giấy phép vsattp. LegalC xin liệt kê một số khoản chi phí liên quan trong quá trình thực hiện bao gồm:

  • Chi phí khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm: Chi phí này giao động từ 300.000 VNĐ đến 350.000 VNĐ

  • Lệ phí nhà nước thẩm định cơ sở: 700.000 VNĐ (đối với cơ sở kinh doanh), 2.500.000 VNĐ (đối với cơ sở sản xuất)

  • Phí dịch vụ:Theo thỏa thuận giữa khách hàng và đơn vị tư vấn

III- TRÌNH TỰ THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP .

Để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép ATTP, trước tiên cần soạn thảo hồ sơ xin cấp phép theo yêu cầu quy định về thủ tục hành chính. Sau đó, thực hiện việc nộp hồ sơ và nộp lệ phí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và cấp phép .

1. Soạn thảo hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ATTP

  • Bản thuyết minh cơ sở vật chất

  • Sơ đồ cơ sở sản xuất, kinh doanh

  • Danh sách chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm đủ điều kiện sức khỏe;

  • Danh sách chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm đã được tập huấn kiến thức về ATTP

  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

  • Bản sao công chứng giấy khám sức khỏe chủ cơ sở và nhân viên

Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp
Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp

Các cơ sở có thể tự mình soạn thảo hồ sơ. Nếu không tự soạn thảo hồ sơ thì có thể sử dụng dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh ATTP

Sau khi hoàn thiện việc soạn hồ sơ và chuẩn bị các loại giấy tờ tài liệu như hướng dẫn ở trên, chúng ta sẽ thực hiện việc nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước.

Hiện nay pháp luật quy định về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ phụ thuộc vào mô hình sản xuất, kinh doanh ( hộ kinh doanh, hợp tác xã, công ty…). Bên cạnh đó sẽ phụ thuộc vào chủng loại, mặt hàng thực phẩm để phân quyền quản lý và cấp phép cho các sở ban ngành khác nhau:

Đối với mô hình kinh doanh, sản xuất hộ cá thể thì thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép an toàn thực phẩm sẽ thuộc về UBND cấp quận, huyện.

Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hợp tác xã, công ty: Lúc này thẩm quyền cấp giấy phép an toàn vstp thuộc về một trong các cơ quan sau đây:

Bộ Y tế: Quản lý và cấp phép đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Chế biến suất ăn công nghiệp, suất ăn sẵn; sản xuất phụ gia, nguyên liệu thực phẩm, sản xuất chế biến nước chấm, sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe…

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Quản lý và cấp phép đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau, củ quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy sản.

Bộ công thương: Quản lý và cấp giấy phép an toàn VSTP đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát; đường sữa; kem…

3. Thẩm định và cấp giấy phép an toàn thực phẩm.

Sau khi thẩm định hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ thành lập đoàn thẩm định và lên lịch thẩm định cơ sở. Lịch thẩm định sẽ được thông báo trước khoảng từ 02 ngày đến 03 ngày.

Khi xuống thẩm định thực tế, đoàn thẩm định sẽ thẩm định một số nội dung sau đây:

Thẩm định về hồ sơ, giấy tờ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe (giấy khám sức khỏe) của chủ cơ sở và nhân viên;
  • Hồ sơ nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm, nguyên liệu, bao bì.

Đây là những giấy tờ quan trọng. Cơ sở cần chuẩn bị đầy đủ để được cấp phép.

Thẩm định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất chế biến, kinh doanh.

Cơ sở vật chất là tiêu chí quan trọng, quyết định đến việc cơ sở có đủ điều kiện được cấp phép hay không. Đoàn thẩm định sẽ đánh giá dựa trên một số tiêu chuẩn như sau:

Vị trí cơ sở có khô ráo thoáng mát không ? Có gần các nguồn ô nhiễm không ?

Tổng diện tích cơ sở, thiết kế nhà xưởng (tường,trần, nền) có sạch sẽ, kiên cố không ?

Có đảm bảo các tiêu chuẩn về phân khu riêng biệt, nguyên tắc một chiều hay không ?

Các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm ?

Dụng cụ, sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm có đảm bảo tiêu chuẩn ATTP không ?

Hệ thống thu gom rác thải, xử lý nước thải ?

Các biện pháp phòng tránh bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại ?

Tất cả những nội dung thẩm định sẽ được lập thành biên bản tại thời điểm kiểm tra.

Kết luận thẩm định.

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá như trên, cơ sở sẽ được phân loại và xếp hạng về mức độ đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sẽ có 3 trường hợp có thể xảy ra:

  • Một là, cơ sở không đủ điều kiện cấp phép
  • Hai là, cơ sở sẽ có thời gian để hoàn thiện bổ sung, khắc phục các vấn đề còn thiếu sót.
  • Ba là, cơ sở đủ điều kiện cấp giấy phép ATVSTP tại thời điểm kiểm tra. 

IV- MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP

Dưới đây là một số kinh nghiệp mà chúng tôi đúc rút được sau nhiều năm tư vấn và làm dịch vụ tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói cho khách hàng.

1- Trước khi nộp hồ sơ xin cấp phép attp cần chuẩn bị trước các điều kiện về hồ sơ nguồn gốc và cơ sở vật chất.

Cần chuẩn bị trước về cơ sở vật chất và hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm đầu vào. Bởi vì đây là 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất để quyết định có sở có được cấp giấy phép hay không. Cần chuẩn bị trước vì việc chuẩn bị này thường mất rất nhiều thời gian.

Cơ sở vật chất cần phải thiết kế, thi công hoặc sửa chữa, cải tạo cho phù hợp, đúng quy định. Hồ sơ nguồn gốc bao gồm hợp đồng mua bán nguyên liệu, thực phẩm, bao bì với bên cung cấp; Hóa đơn chứng từ kèm theo hợp đồng mua bán; bản sao hợp lệ giấy ĐKKD, giấy chứng nhận ATTP, kiểm nghiệm, công bố sp…Những giấy tờ này cần làm việc với các bên cung cấp, Nếu chưa có sẽ thì việc chuẩn bị sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Nếu không có sự chủ động chuẩn bị trước thì rất có thể sau khi nộp hồ sơ và đoàn xuống thẩm định thực tế thì cơ sở vật chất chưa hoàn thiện hoặc còn thiếu các giấy tờ hồ sơ nguồn gốc. Điều này dẫn tới việc cơ sở không đạt yêu cầu để được cấp phép tại thời điểm kiểm tra. Cơ sở sẽ phải nộp lại hồ sơ để đoàn xuống thẩm định lại đợt sau. Như vậy thủ tục sẽ bị kéo dài.

2- Lưu ý khi khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên.

Việc khám sức khỏe tưởng chừng rất đơn giản. Tuy nhiên, một lưu ý rất quan trọng là tuyệt đối không được mua giấy khám sức khỏe trên mạng. Đây là một sai lầm mà rất nhiều cơ sở mắc phải. Vì muốn tiện lợi, nhanh chóng mà không ít trường hợp đã mua giấy khám sức khỏe để nộp vào hồ sơ. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, giấy khám sức khỏe mua sẽ là giấy tờ giả. Sử dụng giấy tờ giả để nộp lên cơ quan nhà nước là trái quy định của pháp luật. Không ít trường hợp đã bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí có thể bị truy cứu TNHS.

Vậy nên tuyệt đối không nên mua giấy khám sức khỏe. Hãy bỏ thời gian đi khám tại các cơ sở y tế theo đúng quy định.

Một lưu ý nữa mà nhiều cơ sở chưa cập nhật quy định về khám sức khỏe. Trước đây giấy khám sức khỏe được thực hiện theo mẫu của thông tư 14/2013/TT-BYT. Tuy nhiên, bắt đầu từ 2024, việc khám sức khỏe đã được thực hiện theo thông tư 32/2023/TT-BYT.

Việc thực hiện khám sức khỏe không đúng quy định sẽ dẫn tới việc hồ sơ xin cấp giấ phép attp sẽ bị trả về, yêu cầu sửa đổi bổ sung.

3- Lưu ý khi đón tiếp và làm việc với đoàn thẩm định.

Theo quy định thì người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc chủ cơ sở sẽ là người đón tiếp và làm việc với đoàn thẩm định. Vì vậy trường hợp người khác tiếp đoàn thẩm định thì cần có giấy ủy quyền. Nội dung ủy quyền cần ghi rõ được quyền thay mặt người đại diện pháp luật hoặc chủ cơ sở làm việc với đoàn thẩm định của cơ quan nhà nước, được quyền ký tá vào các biên bản, giấy tờ làm việc.

V- LEGAL C TRIỂN KHAI DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ XIN LÀM GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM – TƯ VẤN LÀM GIẤY PHÉP VSATTP TRỌN GÓI.

Dịch vụ đăng ký xin làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đã được Legal C triển khai từ năm 2017. Qua 7 năm thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã thực hiện việc tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói cho rất nhiều khách hàng.

Các khách hàng mà chúng tôi thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh attp bao gồm cả các công ty, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể. Lĩnh vục cấp phép cũng rất đa dạng, bao gồm sơ chế, chế biến, kinh doanh các loại thực phẩm; kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng quán ăn ); căng tin, bếp ăn tập thể…

Dịch vụ xin cấp giấy phép attp được chúng tôi triển khai trên phạm vi toàn quốc ( Hà Nội, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh) và tất cả các tỉnh thành khác.

Tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói
Tư vấn làm giấy phép vsattp trọn gói

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu khách hàng đang có nhu cầu tư vấn pháp luật và làm giấy phép ATTP cho cơ sở của mình. Trân trọng

VI- CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH ATTP.

  • Luật an toàn thực phẩm (Luật số: 55/2010/QH12)
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ATTP
  • Các thông tư hướng dẫn của bộ Y tế, bộ NNPTNT, bộ Công thương về trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh attp.

Dịch vụ cũng được đăng trên: https://business.gov.vn/

Chi tiết: https://business.gov.vn/doanh-nghiep-nho-va-vua/san-pham-dich-vu/13

Chia sẻ bài viết:
Similar Posts