Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đều quan tâm đến thủ tục Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi. Bởi vì, đây là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nếu muốn sản phẩm TACN được lưu thông hợp pháp trên thị trường. Tuy nhiên, thủ tục hành chính trong lĩnh vực TACN tương đối phức tạp.
Kinh nghiệm đúc rút từ nhiều năm làm dịch vụ cho khách hàng. Chúng tôi thấy rằng, cho dù sản phẩm thức ăn chăn nuôi được sản xuất trong nước hay nhập khẩu thì cũng cần thực hiện tương đối nhiều thủ tục. Cá nhân tôi đánh giá, thủ tục không phải là quá phức tạp nhưng nhiều thủ tục tương đối rườm rà.
Để thực hiện được thủ tục cần nắm được các quy định của Luật chăn nuôi. Bên cạch đó là cá nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi.
Cần xác định chính xác TACN của mình thuộc diện công bố thông tin với cục chăn nuôi hay tự công bố trên cổng thông tin quốc gia
I- QUY TRÌNH TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA LEGAL C
- Tiếp nhận thông tin khách hàng
- Xác định chính xác loại thức ăn chăn nuôi cần làm thử tục (Hỗn hợp hoàn chỉnh, đậm đặc hay thức ăn bổ sung..)
- Xác định chính xác thủ tục cần thực hiện
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết
- Soạn hồ sơ
- Hướng dẫn khách hàng ký tá hồ sơ, tài liệu
- Nộp hồ sơ
- Trả kết quả
- Hướng dẫn tra cứu danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

II- NHỮNG VƯỚNG MẮC CÓ THỂ PHÁT SINH KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI.
Thay vì hướng dẫn luôn thủ tục, Legal C muốn chia sẻ trước những vướng mắc có thể sẽ gặp phải liên quan đến việc thực hiện thủ tục. Đây là những vướng mắc phát sinh chúng tôi tổng hợp được qua thực tiễn nhiều năm tư vấn làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi. Thấy được trước những vướng mắc, tháo gỡ trước vướng mắc thì thủ tục thực hiện sẽ đảm bảo kết quả đúng thời hạn.
2.1. Với sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Nhiều trường hợp nhà sản xuất phía nước ngoài cung cấp bản thông tin sản phẩm không đầy đủ các thông tin như thành phần, thành phần nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng.
Điều này sẽ dẫn đến vướng mắc khi làm hồ sơ lưu hành tại Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu và công bố lại phải yêu cầu nhà sản xuất bổ sung thông tin.
Như vậy sẽ mất thêm thời gian chờ đợi. Đối với những sản phẩm thành phần đơn giản, rõ ràng thì việc bổ sung cũng không quá khó khăn. Tuy nhiên đối với những sản phẩm phức tạp thì đây thực sự là một trở ngại lớn.
Nhiều trường hợp chưa có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Hoặc có CFS nhưng hết thời hạn hoặc chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
Chưa có kết quả phân tích sản phẩm từ phía nước ngoài. Hoặc có kết quả phân tích nhưng phòng phân tích phía nước ngoài lại không đáp ứng tiêu chuẩn ISO 17025. Cũng có khi sản phẩm đã được phân tích tại phong phân tích đạt chuẩn nhưng lại thiếu các chỉ tiêu bắt buộc. Những trường hợp kiểm nghiệm phía nước ngoài chưa đầy đủ hoặc không đảm bảo, đơn vị nhập khẩu và làm công bố phải làm thêm thủ tục nhập mẫu với mục đích phân tích. Đây là thủ tục phát sinh ngoài dự tính đối với việc đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi.

2.2. Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước.
Đối với những sản phẩm TACN sản xuất trong nước, khi làm thủ tục lưu hành có thể gặp phải một số vướng mắc phát sinh như:
Cơ sở chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cơ sở đặt gia công từ những đơn vị sản xuất không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa được chứng nhận hợp quy. Chưa làm thủ tục công bố hợp quy cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Đây đều là những thủ tục bắt buộc phải làm trước khi thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi. Nếu không nắm được quy định và thực hiện trước những thủ tục này thì việc thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành sẽ bị kéo dài do phải chờ thực hiện xong các thủ tục này trước.

III- LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁT SINH.
Để hạn chế vướng mắc, giúp thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi được thực hiện thuận lợi, trước hết, từ phía các đơn vị sản xuất, kinh doanh TACN cần thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan trước khi liên hệ làm thủ tục đăng ký lưu hành.
Các đơn vị tư vấn làm thủ tục cần kiểm tra giấy tờ, tài liệu của khách hàng thật kỹ lưỡng ngay khi khách hàng cung cấp thông tin. Nếu trường hợp giấy tờ còn thiếu hoặc nội dung chưa đầy đủ thì cần hướng dẫn khách hàng bổ sung, điều chỉnh ngay.
IV-CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI.
- Trước khi có Luật Chăn nuôi 2018, thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
- Ngày ngày 19 tháng 11 năm 2018, Quốc Hội đã ban hành luật chăn nuôi số 32/2018/QH14. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Ngày 21 tháng 01 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/03/2020, làm hết hiệu lực Nghị định 39/2017/NĐ-CP.
Đây là những văn bản pháp lý quan trọng trong việc quản lý thức ăn chăn nuôi nói chung và thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nói riêng.
So với quy định trước đây, những quy định của pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa thủ tục hành chính rất nhiều. Điều này tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi.
V- CẦN LƯU Ý GÌ KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC.
Để tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cần phải làm gì ? Trước hết cần xác định đúng thủ tục cần thực hiện. Bên cạnh đó cần hạn chế tối đa việc hồ sơ bị sửa đổi bổ sung nhiều lần.
Muốn vậy, trước khi thực hiện thủ tục cần lưu ý một số nội dung quan trọng.
5.1. Xác định chính xác loại thức ăn chăn nuôi mà cơ sở đang sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu.
TACN được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
Đây là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế, có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
Thức ăn đậm đặc:
Đây là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Thức ăn bổ sung:
Đây là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện đặc tính của thức ăn chăn nuôi; cải thiện sức khỏe vật nuôi, đặc tính của sản phẩm chăn nuôi.
Thức ăn truyền thống:
Đây là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán trong chăn nuôi bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Tại sao cần xác định chính xác loại thức ăn chăn nuôi trước khi làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi ?
Bởi vì: Luật chăn nuôi quy định mỗi loại TACN sẽ cần thực hiện các thủ tục khác nhau trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường. Cụ thể như sau:
Sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:
Cơ sở cần thực hiện thủ tục tự công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sản phẩm thức ăn bổ sung:
Loại thức ăn này cần phải được thẩm định để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với nguyên liệu đơn. Đối với từng trường hợp nhập khẩu hay sản xuất trong nước mà yêu cầu về hồ sơ, tài liệu sẽ có sự khác biệt.
5.2. Xác định chính xác các chỉ tiêu cần phân tích đối với sản phẩm trước khi thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi.
Thông thường các chỉ tiêu cần phân tích sẽ bao gồm các nhóm chỉ tiêu như: Chỉ tiêu cảm quan; Chỉ tiêu chất lượng; chỉ tiêu an toàn. Trong các nhóm chỉ tiêu này, cần lưu ý nhất đến chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu tạo nên công dụng của sản phẩm. Chỉ tiêu này phải thể hiện đúng bản chất của sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đăng ký lưu hành.
Nếu xác định không đúng chỉ tiêu, cục chăn nuôi sẽ trả hồ sơ yêu cầu phân tích lại. Điều này sẽ làm tốn thêm rất nhiều thời gian thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi.
5.3. Xác định chính xác phòng phân tích và phương pháp thử.
Khi đã xác định được các chỉ tiêu cần phân tích, vấn đề quan trọng không kém đó là cần xác định phòng phân tích. Cần lựa chọn phòng phân tích đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định. Phòng phân tích cũng phải lựa chọn đúng phương pháp thử đối với chỉ tiêu phân tích.
Nếu lựa chọn phòng phân tích chưa được chỉ định hoặc phòng phân tích dùng phương pháp thử không đúng, cục Chăn nuôi cũng sẽ yêu cầu phân tích lại.
VI- HỒ SƠ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI GỒM NHỮNG GÌ ?
6.1. Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc:
Trường hợp sản xuất trong nước:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp thuê gia công
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm.
Trường hợp nhập khẩu:
Hồ sơ gồm:
-
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
-
Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO); Thực hành sản xuất tốt (GMP); Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
-
Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
-
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
-
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
-
Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.
.Lưu ý: Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
6.2. Hồ sơ đề nghị công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung:
Trường hợp sản xuất trong nước:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp thuê gia công;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm.
Trường hợp nhập khẩu:
- Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.
Lưu ý: Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
VII-TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI.
7.1. Trường hợp tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗ hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung:
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ theo quy định, tổ chức, cá nhân cần tạo tài khoản và nộp hồ sơ tự công bố thông tin trực tuyến. Việc nộp hồ sơ được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Khi khai dữ liệu trên hệ thống, cần đảm thông tin phù hợp với hồ sơ công bố đã soạn.
Ngay sau khi tự công bố thông tin sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn của sản phẩm đã công bố.
7.2. Trường hợp đề nghị công bố thông tin thức ăn bổ sung.
Hồ sơ cũng cần chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn. Hình thức nộp hồ sơ online cũng được thực hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, hồ sơ đề nghị công bố cần được thẩm định, đánh giá. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng theo quy định, cục chăn nuôi sẽ thông báo yêu cầu bổ sung sau 3 ngày. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, cục chăn nuôi sẽ chấp thuận sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp sản phẩm bị từ chối, cục chăn nuôi sẽ ra văn bản nêu rõ lỹ do từ chối.
VIII- DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI CỦA LEGAL C.

Legal C là đơn vị tư vấn và thực hiện trọn gói thủ tục đăng ký lưu hành TACN. Đây là dịch vụ nằm trong mảng tư vấn giấy phép cho doanh nghiệp.
Kể từ khi triển khai dịch vụ, chúng tôi đã đăng ký lưu hành thành công cho rất nhiều các cơ sở sản xuất TACN trong nước cũng như các đơn vị nhập khẩu TACN.
Trước đây thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cần phải nộp hồ sơ giấy lên cục chăn nuôi. Tuy nhiên, kể từ khi cục chăn nuôi xây dựng và hoàn thiện hệ thống công thông tin, hồ sơ đã được tiếp nhận qua hình thức online. Điều này đã rút ngắn được đáng kể thời gian thực hiện thủ tục. Đối tượng khách hàng của chúng tôi không chỉ là các doanh nghiệp phía Bắc mà còn có cả rất nhiều các doanh nghiệp miền nam.
Với kinh nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính về TACN, Legal C sẵn sàng nhận và thực hiện trọn gói thủ tục.