Mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép không?

Mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép? Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm ? Đây là những câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được trong thời gian vừa qua được khách hàng liên hệ tư vấn.

Do nhu cầu mở lớp dạy thêm, thành lập trung tâm dạy thêm đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật để giáo viên được dạy thêm tại các trung tâm theo đúng quy định về dạy thêm, học thêm của bộ giáo dục, vậy nên rất nhiều khách hàng đã liên hệ với Legal C để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục. Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tư vấn những quy định liên quan đến vấn đề dạy thêm, học thêm và trả lời cụ thể các câu hỏi của khách hàng.

I. MỞ LỚP DẠY THÊM TẠI NHÀ CÓ PHẢI XIN PHÉP KHÔNG?

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng tăng cao. Việc tìm đến các lớp dạy thêm, học kèm tại nhà đã trở thành một xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, thông tư 29/2024/TT-BGDĐT vừa được ban hành đã khiến cho nhiều phụ huynh, đặc biệt là giáo viên phải đặt một dấu chấm hỏi lớn về việc liệu mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép không. Dưới đây là phần tư vấn của Legal C

1. Căn cứ pháp lý quy định về hoạt động dạy thêm học thêm

  • Luật Giáo dục 2019.
  • Luật Doanh nghiệp 2020, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, có hiệu lực chính thức từ ngày 01/01/2022.
  • Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm học thêm, có hiệu lực chính thức từ ngày 14/02/2025.

2. Mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép không?

– Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, từ ngày 14/02/2025, cá nhân/tổ chức muốn mở trung tâm, mở lớp dạy thêm, học thêm ngoài trường phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

  • Đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật (mô hình công ty hoặc hộ kinh doanh).
  • Công khai trên Cổng thông tin điện tử và niêm yết tại trung tâm, lớp dạy thêm các thông tin như:
    • Môn học được tổ chức dạy thêm.
    • Thời gian, địa điểm và hình thức học thêm, dạy thêm.
    • Thời lượng dạy thêm cụ thể đối với từng môn học theo từng khối lớp.
    • Danh sách người dạy thêm và mức phí học thêm trước khi mở lớp.
  • Cá nhân dạy thêm đảm bảo có năng lực chuyên môn phù hợp và phẩm chất đạo đức tốt.
  • Báo cáo với giám đốc hoặc hiệu trưởng hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này (nếu giáo viên đang giảng dạy tại trường học có dạy thêm ngoài nhà trường).
Tư vấn mở lớp dạy thêm tại nhà có cần phải xin phép không ?
Tư vấn mở lớp dạy thêm tại nhà có cần phải xin phép không ?

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép không là có, theo thông tư quy định về dạy thêm học thêm mới nhất, nếu bạn muốn mở trung tâm, mở lớp học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy vào nhu cầu, quy mô giảng dạy mà bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh dạy thêm, dạy kèm theo mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp

Liên hệ Legal C để được tư vấn rõ hơn về những thủ tục pháp lí về đăng kí dạy thêm tại nhà theo hộ kinh doanh hoặc theo mô hình doanh nghiệp. 

3. Một số lưu ý về việc mở lớp dạy thêm tại nhà:

3.1. Các trường hợp không được mở lớp dạy thêm, học thêm

– Theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, kể từ ngày 14/02/2025 các trường hợp sau đây sẽ không được mở lớp dạy thêm, học thêm:

  • Giáo viên không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ trường hợp rèn luyện kĩ năng sống, bồi dưỡng về thể dục thể thao, nghệ thuật.
  • Giáo viên không được dạy thêm cho học sinh mà mình đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
  • Giáo viên thuộc các trường công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường nhưng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

3.2 Quy định xử phạt về dạy thêm, học thêm không đăng ký kinh doanh

Trường hợp, cá nhân/tổ chức mở lớp dạy thêm, dạy kèm tại nhà, đăng ký mở trung tâm dạy thêm, dạy kèm theo mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc mô hình doanh nghiệp nhưng không làm thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt như sau:

  • Mô hình doanh nghiệp:
  • Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 100.000.000 đồng (*).
  • Bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật

(Quy định tại điểm a khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

  • Mô hình hộ kinh doanh cá thể:
  • Bị phạt từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.
  • Buộc phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

(Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

(*): Mức phạt này là mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

II. CHIA SẺ KINH NGHIỆM MỞ TRUNG TÂM DẠY THÊM 

Trong kỷ nguyên số, việc dạy thêm không chỉ đơn thuần là truyền lửa kiến thức, mà còn là cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững trên thị trường, các trung tâm dạy thêm cần có những chiến lược khác biệt, sáng tạo. Vậy kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng Legal C khám phá câu trả lời nhé!

1. Tuân thủ quy định pháp luật.

– Kinh nghiệm mở Trung tâm dạy thêm về vấn đề tuân thủ quy định pháp luật là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động của trung tâm được diễn ra suôn sẻ, bền vững và lâu dài. Việc nắm vững và tuân thủ các quy định của pháp luật không chỉ giúp trung tâm tránh khỏi những rủi ro pháp lý mà còn tạo dựng được uy tín và niềm tin đối với phụ huynh, học sinh.

– Nếu quý khách hàng chưa rành về các thủ tục thành lập trung tâm dạy thêm, hãy liên hệ ngay với Legal C để được hỗ trợ tận tình. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết hỗ trợ từ A đến Z, đảm bảo công ty bạn được thành lập nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.

2. Lên ý tưởng cho việc thành lập 

– Việc thành lập một trung tâm dạy thêm không chỉ đòi hỏi bạn có chiến lược kinh doanh rõ ràng mà còn cần một ý tưởng sáng tạo, khác biệt để thu hút học sinh và phụ huynh. Lập ra những định hướng tương lai cho trung tâm, mục tiêu và thành tích cần đạt được trước khi đưa trung tâm vào hoạt động và duy trì hoạt động đó.

– Vậy nên, bên cạnh việc đưa ra ý tưởng về nội dung công việc bạn cũng cần lên ý tưởng về nguồn nhân lực, chi phí xây dựng, cơ sở hạ tầng, chiến lược marketing…Đồng thời, cần liệt kê sẵn những nguồn lực hỗ trợ sẵn có để dự tính sẵn các khó khăn còn lại khi mở trung tâm.

Liên hệ Legal C để được tư vấn rõ hơn về kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm. 

3. Tìm chọn cơ sở hạ tầng cho trung tâm

– Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập tại trung tâm dạy thêm. Để trung tâm hoạt động hiệu quả và thu hút học viên, việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất là vô cùng cần thiết.

  • Về địa điểm, trung tâm nên được đặt tại vị trí thuận lợi, dễ tìm, giao thông thuận tiện, có chỗ để xe cho học viên và phụ huynh. Khu vực đặt trung tâm cần đảm bảo an ninh, trật tự và yên tĩnh để tạo không gian học tập tốt nhất.
  • Về cơ sở vật chất là phòng học cần có diện tích phù hợp với số lượng học viên, đảm bảo không gian thoáng đãng, thoải mái. Ánh sáng và thông gió cần được đảm bảo để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của học viên. Bàn ghế cần phù hợp với lứa tuổi học viên và được bố trí hợp lý.
  • Ngoài ra, trung tâm cần có khu vực lễ tân để tiếp đón phụ huynh, học viên, khu vực vệ sinh sạch sẽ và khu vực gửi xe an toàn.
  • Về trang thiết bị, trung tâm nên trang bị máy tính, máy chiếu để hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. Bảng, phấn, bút là những trang thiết bị cơ bản cần có trong mỗi phòng học. Nếu trung tâm của bạn có các lớp học online, bạn cần đầu tư vào hệ thống phần mềm học trực tuyến chuyên nghiệp, đường truyền internet ổn định, cũng như các thiết bị ghi hình, âm thanh chất lượng. Trung tâm nên có thư viện hoặc tủ sách để học viên có thể tham khảo, học tập. Tùy thuộc vào loại hình dạy thêm, trung tâm có thể cần trang bị thêm các trang thiết bị khác như đàn, nhạc cụ, dụng cụ thí nghiệm,…

4. Lựa chọn đội ngũ giáo viên chất lượng

– Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của trung tâm dạy thêm là đội ngũ giáo viên. Để thu hút học sinh, giáo viên cần có kiến thức vững vàng, kỹ năng giảng dạy tốt và khả năng truyền cảm hứng cho học sinh.

– Bạn nên tuyển chọn giáo viên có bằng cấp, chứng chỉ giảng dạy phù hợp và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn mà trung tâm đang giảng dạy. Tùy vào đối tượng học sinh và môn học mà trung tâm lựa chọn đội ngũ nhân sự tương ứng. Chẳng hạn như trung tâm ngoại ngữ thì nên có số lượng giáo viên người nước ngoài nhất định.

– Hơn nữa, việc tạo ra một môi trường làm việc động viên, tạo cơ hội cho giáo viên phát triển cũng rất quan trọng để giữ chân những người có năng lực. Đó là một trong những việc rất quan trọng để đúc kết kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm. 

5. Đối tượng trung tâm dạy thêm hướng tới

– Việc xác định đối tượng hướng tới khi mở trung tâm dạy thêm là yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng chiến lược giảng dạy và tiếp thị. Mỗi nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và phụ huynh có những nhu cầu học tập khác nhau: tiền tiểu học, tiểu học, học sinh lớp 9 chuyển cấp, học sinh ôn thi lớp 12 hay sinh viên đại học. Từ đó yêu cầu các phương pháp giảng dạy và chương trình học tương thích.

6. Xây dựng chương trình giảng dạy chất lượng

– Chương trình giảng dạy là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng học tập của học sinh. Bạn cần xây dựng các khóa học phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của học sinh, đặc biệt là chương trình ôn thi nếu trung tâm tập trung vào các kỳ thi quan trọng như thi vào lớp 10, thi đại học. Đảm bảo rằng chương trình học không chỉ đầy đủ kiến thức mà còn dễ hiểu, dễ tiếp thu và giúp học sinh phát huy tối đa khả năng của mình. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo cũng giúp học sinh hứng thú hơn với việc học.

7. Thống kê các khoản chi phí để mở trung tâm dạy thêm

– Quản lý tài chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành trung tâm dạy thêm. Kinh nghiệm mở Trung tâm dạy thêm là bạn cần lập kế hoạch chi phí chi tiết để đảm bảo trung tâm có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động lâu dài. Điều này bao gồm các khoản chi cho thuê mặt bằng, lương giáo viên, trang thiết bị, quảng cáo và các chi phí khác. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết lập một hệ thống quản lý tài chính minh bạch, hợp lý để có thể theo dõi và tối ưu hóa chi phí.

Chia sẻ Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm tại nhà
Chia sẻ Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm tại nhà

Liên hệ Legal C để được tư vấn rõ hơn về kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm.

III. DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY GIA SƯ, MỞ TRUNG TÂM DẠY THÊM, DẠY KÈM TẠI LEGAL C

Thay vì tự chuẩn bị hồ sơ, thực hiện các bước thủ tục phức tạp thì với dich vụ thành lập trung tâm dạy thêm của Legal C bạn chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản được đề cập dưới đây và chờ được bàn giao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 3 – 5 ngày làm việc.

Thông tin bạn cần cung cấp cho Legal C:

  • Thông tin dự kiến thành lập trung tâm như: loại hình thành lập doanh nghiệp, tên trung tâm, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ…;
  • CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ trung tâm hoặc các thành viên, cổ đông góp vốn.

KẾT LUẬN MỞ LỚP DẠY THÊM TẠI NHÀ CÓ PHẢI XIN PHÉP ?

Như vậy, việc mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép và phải đăng kí thành lập trung tâm theo mô hình thành lập hộ kinh doanh cá thể  hoặc theo mô hình thành lập công ty theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số ý kiến về việc Mở lớp dạy thêm tại nhà có phải xin phép không? và kinh nghiệm thành lập trung tâm dạy thêm mà Legal C muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm kiến ​​thức về mở lớp dạy thêm tại nhà, từ đó áp dụng được quy trình thành lập trung tâm dạy kèm hiệu quả. Mọi thắc mắc hay cần được tư vấn xin liên hệ với chúng tôi qua email: Consult.legalc@gmail.com

Chia sẻ bài viết:
Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *